Thứ Tư, 5 tháng 2, 2020

Đài Loan (Trung Quốc) đang bị ảnh hưởng nặng nề của virus cúm A H1N1, tính đến thời điểm hiện nay đã có 61 người tử vong vì virus cúm nguy hiểm này. Vậy đối tượng nào dễ bị nhiễm cúm A H1N1 nhất ? và Phải làm gì khi bị nghi nhiễm Virus H1N1? Cùng blogvn.org tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau đây nhé.

Đối tượng nào dễ bị nhiễm cúm A H1N1 nhất ?

  • Phụ nữ có thai
  • Trẻ sơ sinh
  • Người lớn tuổi
  • Người mắc bệnh hô hấp mãn tính
  • Người có tiền sử bệnh tim
  • Người bị rối loạn trao đổi chất như tiểu đường, suy giảm chức năng thận
  • Người bị rối loạn miễn dịch (ví dụ những người đang dùng dược phẩm có steroid toàn thân),..
Được cho là những đối tượng có nguy cơ phát triển thành bệnh nặng cao hơn do sự điều trị và chi phối của những tình trạng này. Vì vậy, “phòng bệnh hơn chữa bệnh” hãy bảo vệ bản thân, gia đình và ngăn ngừa nhiễm bệnh bằng các biện pháp phòng tránh theo khuyến nghị của cơ quan Y tế hiện nay.
Phải làm gì khi bị nghi nhiễm cúm A H1N1 ?
Khi có những dấu hiện nghi nhiễm bệnh H1N1 bạn cần phải thực hiện ngay những biện pháp sau để kịp thời cứu chữa.
doi tuong nhiem cum H1N1
  • Thực hiện xét nghiệm: Cần làm xét nghiệm để xác định có phải cúm A/H1N1 hay không, nhất là đang trong đợt dịch.
Hãy khám bác sĩ khi có các dấu hiệu sau nghi ngờ bị cúm A/H1N1.
    • Đối với trẻ em: Trẻ thở nhanh, cảm giác khó thở. Da xanh, niêm mạc nhợt. Không uống được nước, nôn mửa nhiều lần, hay nôn liên tục. Trẻ ngủ li bì, mệt không chịu chơi. Có thể hết sốt 1 – 2 ngày , đỡ sổ mũi, nhưng sau đấy lại sốt, ho nhiều hơn.
    • Đối với người trưởng thành: Khó thở, thở nhanh. Cảm giác đau, chèn ép ngực, bụng. Hay bị choáng. Không tỉnh táo. Nôn, mửa tăng lên nhiều lần, liên tục. Tình trạng dần một nặng lên, ho sốt ngày càng nặng lên.
  • Cách ly khi bị bệnh: Hãy ở nhà ít nhất là 24 giờ sau khi hết sốt (không sử dụng thuốc giảm sốt). Tránh đám đông, tránh trường học, cách ly với người thân và bạn bè để tránh lây lan virus cúm cho người khác.
  • Uống thuốc theo chỉ định: Dự trữ thuốc theo đơn của bác sĩ, sử dụng thuốc đúng liều mà bác sĩ đã kê.
  • Vệ sinh không gian sống: Đối với đồ dùng, quần áo, vải lanh của người bệnh cần rửa sạch, tiệt trùng. Tách riêng đồ dùng của người bệnh để phòng tránh lây lan.

Những lưu ý khi điều trị bệnh nhân nhiễm cúm H1N1 tại nhà 

Nếu bạn sống với người bị bệnh thì khó có thể tránh lây bệnh. Tuy nhiên, nên thực hiện những bước sau để tránh lây bệnh:
  • Thường xuyên rửa tay sau khi tiếp xúc với người bệnh.
  • Trẻ em bị bệnh thì cần được chăm sóc, nhưng những người mắc bệnh mãn tính hoặc phụ nữ có thai nên thực hiện những bước kỹ lưỡng hơn để tránh bị bệnh, như ở trong phòng riêng cách xa người bệnh.
  • Nếu người mắc bệnh mãn tính hoặc phụ nữ có thai tiếp xúc với người bệnh, những người này nên hỏi ý kiến bác sỹ gia đình về biện pháp phòng ngừa. Nếu bác sỹ thấy cần thiết thì có thể kê đơn thuốc phòng bệnh.
  • Người bệnh nên đeo khẩu trang thường xuyên. Khẩu trang chỉ mang lại hiệu quả phòng bệnh hạn chế khi người đeo khẩu trang là người chăm sóc cho người bệnh, nhưng đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh mang lại biện pháp bảo vệ chống lây bệnh.
  • Đĩa và quần áo mà người bệnh sử dụng có thể được vệ sinh bằng cách rửa hoặc giặt và sấy thông thường.
Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã câu trả lời cho thắc mắc đối tượng nào dễ bị nhiễm cúm A H1N1 nhất ? để chủ động thực hiện phòng tránh bệnh, bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.